Dựa theo “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam”, lộ trình áp dụng khi chuyển đổi VAS sang IFRS gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 2019 – 2021: Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn 2022 – 2025: Giai đoạn tự nguyện
- Giai đoạn từ sau 2025: Giai đoạn bắt buộc
Giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi sang IFRS (2019 – 2021)
Đây là giai đoạn mà Bộ Tài chính sẽ chuẩn bị những điều kiện gồm tài liệu, cơ chế, nhân lực để việc triển khai áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp dễ dàng hơn. Bao gồm:
- Tài liệu dịch tiếng Việt các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);
- Các văn bản tài liệu hướng dẫn áp dụng IFRS;
- Cơ chế tài chính liên quan;
- Quy trình triển khai cho các đối tượng cụ thể;
- Đào tạo nguồn nhân lực.
Như vậy, chúng ta đang ở giai đoạn chuẩn bị áp dụng IFRS tại Việt Nam. Và để áp dụng các chuẩn mực này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải dành thời gian để nghiên cứu các cơ chế, tài liệu và quy trình.
Giai đoạn tự nguyện (2022 – 2025)
Tại giai đoạn này, một số doanh nghiệp có nhu cầu và có đủ nguồn lực tự nguyện áp dụng các chuẩn mực IFRS cho việc lập báo cáo tài chính sẽ được Bộ tài chính lựa chọn. Cụ thể:
Lập báo cáo tài chính hợp nhất
Một số doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp sau sẽ được lựa chọn áp dụng các chuẩn mực IFRS trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất:
- Công ty niêm yết;
- Công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước với quy mô lớn, được tài trợ các khoản vay bởi các định chế tài chính quốc tế;
- Công ty mẹ chưa được niêm yết với đặc điểm là công ty đại chúng có quy mô lớn;
- Các công ty mẹ khác đủ nguồn lực, có nhu cầu tự nguyện áp dụng.
Giai đoạn tự nguyện áp dụng IFRS (Nguồn ảnh: Mindandi và SAPP Academy)
Lập báo cáo tài chính riêng
Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp sở hữu 100% vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) có đủ nguồn lực, có nhu cầu, tự nguyện áp dụng các chuẩn mực IFRS sẽ được Bộ tài chính lựa chọn lập báo cáo tài chính riêng.
Trong quá trình áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), về việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp này cần phải đảm bảo:
- Cung cấp đầy đủ thông tin;
- Giải trình minh bạch, rõ ràng với cơ quan quản lý, giám sát và cơ quan thuế.
Giai đoạn bắt buộc (từ sau năm 2025)
Sau khi đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn tự nguyện, Bộ tài chính sẽ xem xét quy định thời điểm cụ thể bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS vào việc lập báo cáo tài chính riêng và hợp nhất của từng đối tượng cụ thể dựa trên tình hình thực tế, nhu cầu cũng như khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp.
Giai đoạn bắt buộc trong lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam (Nguồn ảnh: pressfoto và SAPP Acaemy)
Lập báo cáo tài chính hợp nhất
Sau khi xác định được thời điểm bắt buộc áp dụng, các đối tượng sau đây sẽ bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo các chuẩn mực IFRS:
- Các công ty niêm yết;
- Các công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước;
- Các công ty mẹ chưa niêm yết là các công ty đại chúng quy mô lớn;
- Các ngân hàng thương mại (do ngân hàng nhà nước quy định);
- Các công ty mẹ khác không nằm trong đối tượng bắt buộc được khuyến khích áp dụng các chuẩn mực IFRS khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Báo cáo tài chính riêng
Từng nhóm doanh nghiệp sẽ được xác định thời điểm bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS khi lập báo cáo tài chính riêng theo các chuẩn mực IFRS.
Nhóm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty con của một công ty nước ngoài bắt buộc phải sử dụng báo cáo tài chính riêng theo chuẩn IFRS. Nhóm ngân hàng thương mại sẽ được quy định việc áp dụng chuẩn mực IFRS trong lập báo cáo tài chính riêng dựa theo quy định Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý rằng, khi áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), các doanh nghiệp phải thực hiện việc cung cấp thông tin đầy đủ, thực hiện giải trình minh bạch, rõ ràng với cơ quan giám sát, quản lý và cơ quan thuế đối với hoạt động xác định nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.
Lưu ý khi chuyển đổi VAS sang IFRS
Những doanh nghiệp nằm trong danh sách các đối tượng bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS sẽ phải áp dụng mọi chuẩn mực đã có hiệu lực theo quy định của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB) tại cùng thời điểm.
Lưu ý khi chuyển đổi từ VAS sang IFRS (Nguồn ảnh: snowing và SAPP Academy)
Trong trường hợp có sự thay đổi, bổ sung các chuẩn mực, chậm nhất sau 3 năm bắt đầu từ thời điểm thay đổi, bổ sung có hiệu lực, Việt Nam sẽ áp dụng các chuẩn mực thay đổi.
Trong trường hợp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS cho lập báo cáo tài chính riêng hoặc hợp nhất, các doanh nghiệp không cần phải lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Các doanh nghiệp này chỉ cần sử dụng duy nhất một bộ báo cáo tài chính để công bố.
Kiến thức cần biết
Kiểm toán
Định nghĩa, vai trò, chức năng của kiểm toán chi tiết nhất
Kế Toán
Được gì khi chuyển đổi sang chuẩn mực kế toán quốc tế – IFRS?
Chuyển đổi VAS sang IFRS
IFRS 9 – Sự lựa chọn của tương lai
Chuyển đổi VAS sang IFRS
Những thách thức trong việc áp dụng IFRS ở Việt Nam
Chuyển đổi VAS sang IFRS
Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tương tự
Tư vấn thuế và pháp luật doanh nghiệp
Các câu hỏi thường gặp về thuế thu nhập Doanh nghiệp
Kế Toán
Chế độ kế toán doanh nghiệp và những quy định trong công tác kế toán
Chuyển đổi VAS sang IFRS
Ngân hàng chuyển đổi IFRS, cơ hội lớn nhưng gian nan cũng nhiều
Kiểm toán
Kiểm toán độc lập