Hiện nay, dịch vụ về kế toán đang phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và cả doanh nghiệp. Kế toán là công việc không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể làm tốt được công việc này đang là vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Chế độ kế toán rất quan trọng đối với một doanh nghiệp hoạt động nhưng nhiều người còn chưa rõ về vấn đề này. Dưới đây là một số quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp gửi đến bạn đọc.

Tìm hiểu về chế độ kế toán doanh nghiệp
Tìm hiểu về chế độ kế toán doanh nghiệp

1. Chế độ kế toán

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể, do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp lựa chọn mà có thể áp dụng một trong các chế độ kế toán sau:

1.1 Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2015 do có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 2 năm 2015.

Đối tượng áp dụng

Không giống như Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ,… Chế độ kế toán doanh nghiệp được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về chế độ kế toán doanh nghiệp. Trong đó hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

Tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Bao gồm:

– Loại tài khoản tài sản, như 111 (tiền mặt); 112 (tiền gửi ngân hàng); 113 (tiền đang chuyển);…

– Loại tài khoản nợ phải trả, như 331 (phải trả cho người bán); 333 (thuế và các khoản nộp Nhà nước); 334 (phải trả người lao động);…

– Loại tài khoản vốn chủ sở hữu, như 411 (vốn đầu tư của chủ sở hữu); 412 (chênh lệch đánh giá lại tài sản); 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái);…

– Loại tài khoản doanh thu, như 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ); 515 (Doanh thu hoạt động tài chính); 521 (Các khoản giảm trừ doanh thu);…

– Loại tài khoản thu nhập khác: 711 (thu nhập khác)

– Loại tài khảon chi phí khác: tài khoản 811; tài khoản 821

– Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: tài khoản 911.

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Kỳ lập báo cáo tài chính

Theo quy định tại Điều 98 Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp được cụ thể như sau:

– Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.

– Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.

– Kỳ lập Báo cáo tài chính khác

+ Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

+ Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thông tư cũng nêu rõ về thời hạn nộp Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong đó đối với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác có sự khác nhau được cụ thể hóa như sau:

Chế độ kế toán Đối với doanh nghiệp nhà nước

– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Chế độ kế toán Đối với các loại doanh nghiệp khác

– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Nơi nhận báo cáo tài chính
   

Nơi nhận báo cáo

CÁC LOẠI DOANH NGHIỆ (4)

Kỳ lập báo cáo

Cơ quan tài chính (1)

Cơ quan Thuế (2)

Cơ quan Thống kê

DN cấp trên (3)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp Nhà nước

Quý, Năm

x

x

x

x

x

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x

x

x

x

x

3. Các loại doanh nghiệp khác

Năm

x

x

x

x

Chế độ kế toán
Chế độ kế toán

1.2 Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Đối tượng áp dụng của Thông tư 133/2016/TT-BTC là áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật hợp tác xã.

1.3 Theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Thông tư 132/2018/TT-BTC ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2018 hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ, văn bản này được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01 tháng 04 năm 2019. (văn bản có hiệu lực vào ngày 15 tháng 02 năm 2019)

Đối tượng áp dụng của Thông tư 132/2018/TT-BTC là áp dụng đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo  phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Tiêu chí để xác định doanh nghiệp có quy mô vừa; nhỏ; nhỏ và siêu nhỏ theo Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP như sau:

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

+ Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định.

Áp dụng chế độ kế toán:

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với doanh nghiệp.

+ Việc lựa chọn chế độ kế toán áp dụng phải tùy vào quy mô tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến mẫu biểu chứng từ, hệ thống sổ sách và cái quan tâm nhất đó chính là hệ thống tài khoản kế toán.

2. Những quy định trong công tác kế toán, chế độ kế toán

2.1 Đơn vị tiền tệ theo chế độ kế toán

Đồng tiền được sử dụng là Việt Nam đồng, ký hiệu quốc tế là “VND”, ký hiệu quốc gia là “đ”;

Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ thì doanh nghiệp phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam;

Doanh nghiệp chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để hạch toán kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam. Doanh nghiệp phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế.

2.2 Chữ viết, chữ số theo chế độ kế toán

Chữ viết sử dụng là tiếng Việt, trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả rập (từ 0 đến 9);

Sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đạt dấu chấm (.); khi còn ghi chứ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,);

2.3 Kỳ kế toán

Kỳ kế toán được hiểu đơn giản là kỳ ghi sổ kế toán;

Kỳ kế toán bao gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:

+ Kỳ kế toán năm là 12 tháng: tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch;

+ Kỳ kế toán quý là 03 tháng: tính từ đầu ngày 01 tháng đầu tiên thuộc quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối thuộc quý;

+ Kỳ kế toán tháng là 01 tháng: được tính từ ngày ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ  kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngăn hơn 15 tháng;

2.4 Năm tài chính

Năm tài chính được hiểu một cách đơn giản là khoảng thì gian hạch toán, báo cáo của doanh nghiệp, có độ dai tương đương 1 năm ( đủ 12 tháng hoặc từ 52 tuần đến 53 tuần).

Năm tài chính còn gọi là tài khóa. Ở Việt Nam, năm tài chính còn được gọi là năm ngân sách; ở Mỹ năm tài chính còn gọi là năm thuế; Chính phủ Việt Nam quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc là ngày 31/12 hàng năm hoặc là năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.

2.5 Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ, tài liệu mang thông tin, phản ánh thông tin nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành, được dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

Các ví dụ điển hình về chứng từ kế toán như sau:

+ Liên quan đến tiền gửi ngân hàng: Giấy báo nợ; giấy báo có; Sec rút tiền; ủy nhiệm chi …

+ Liên quan đế tiền mặt: phiếu thu; phiếu chi; giấy đề nghị tạm ứng; giấy đề nghị thanh toán; …..

+ Liên quan đến mua hoặc bán hàng hóa: hóa đơn đầu vào; hóa đơn đầu ra; phiếu nhập kho; phiếu xuất kho; biên bản bàn giao hàng hóa; …

+ Liên quan đến tiền lương, tiền công: Quy chế lương thưởng; Quy chế tài chính; Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; …..

2.6 Sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán

+ Sắp xếp: Sau khi hóa đơn, chứng từ kế toán được thu thập và xử lý, thì chúng được đưa vào sắp xếp; việc sắp xếp có thể được thực hiện theo những cách sau: Sắp xếp theo loại chứng từ; Sắp xếp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc sắp xếp theo cách nào là còn tùy lựa chọn của doanh nghiệp, nhưng đều phải đảm bảo sắp xếp có hệ thống, theo trình tự thời gian và có thể so sánh được chúng với nhau.

+ Lưu trữ:

Đối với chứng từ kế toán không làm căn cứ để kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán thời gian lưu trữ tối thiểu trong vòng 05 năm. Ví dụ như: Giấy đi đường; Hợp đồng giao khoán công việc, ….

Đối với các chứng từ kế toán làm căn cứ kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán thời gian lữu trữ tối thiểu trong vòng 10 năm. Ví dụ như: Hóa đơn, Phiếu nhập kho, xuát kho, phiếu thu, PC …..

Đối với các chứng từ kế toán có liên quan đến an ninh quốc phòng lưu trữ thời gian tối thiểu trong vòng 20 năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *